Chăm sóc xe hơi gồm những công đoạn nào? Có khó như bạn nghĩ?

Rate this post

1. Vệ sinh ngoại thất

Muốn xe luôn sạch sẽ, sáng bóng như mới, việc vệ sinh xe định kỳ là điều không thể thiếu.

Hàng ngày, khi chúng ta di chuyển, bên ngoài xe sẽ bị bám bụi bẩn, đất cát. Đặc biệt sau mỗi trận mưa, xế cưng sẽ bị dính bẩn. Nếu bạn không muốn chiếc xe của mình dù mới mua mà cảm giác như đã sử dụng vài năm thì ít nhất mỗi tháng phải tiến hành rửa xe 1-2 lần.

 

Rửa xe thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, đảm bảo thẩm mỹ

Việc rửa xe không chỉ ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của ô tô mà còn tránh được bụi bẩn dính vào động cơ và các bộ phận bên trong làm ảnh hưởng đến hoạt động của xe.

Chúng ta có thể tự rửa xe tại nhà. Nhưng để đảm bảo độ sạch và không để nước dính vào những bộ phận trong xe, bạn nên đem đến các trung tâm chăm sóc xe ô tô.

2. Vệ sinh, chăm sóc nội thất xe ô tô 

Ngoài việc rửa xe thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn bên ngoài, bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề mùi trên xe hơi.

Để hạn chế mùi khó chịu trên xế cưng, chúng ta nên hạn chế mang những loại thực phẩm có mùi lên xe như: Sầu riêng, cá, hải sản, mực, mắm… Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tránh chỉnh điều hòa ở chế độ hút mùi từ bên ngoài. Vì điều này sẽ càng khiến mùi trong xe thêm khó chịu.

Việc đặt túi thơm, nước hoa xịt khử mùi trên xe là điều cần thiết. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp hữu hiệu nếu xe của bạn dính mùi hôi. Trong trường hợp này, bạn nên đến trung tâm chăm sóc ô tô để tiến hành khử mùi cho xe.

Ngoài việc khử mùi trong xe, chủ xe cần tiến hành vệ sinh nội thất định kỳ 6 tháng 1 lần để không gian bên trong xe luôn đẹp như mới.

Để vệ sinh nội thất, các bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ gồm: Miếng bọt biển, máy hút bụi chuyên dụng cho xe hơi, khăn lau, bàn chải lông mềm. chai dung dịch dưỡng nội thất xe, nước vệ sinh.

Các bước vệ sinh nội thất xe tại nhà

Bước 1: Dọn vệ sinh toàn bộ xe

Thu dọn tất cả rác, túi, gạt thuốc, đồ ăn thừa trên xe.

Bước 2: Vệ sinh thảm sàn xe

  • Tháo thảm sàn đem ra ngoài lắc mạnh để loại bỏ bụi bẩn.
  • Dùng bàn chải làm sạch bụi bám trên thảm.
  • Giặt sạch thảm trải sàn, sau đó đem phơi, sấy khô.

Bước 3: Vệ sinh khu vực ghế ngồi

Đối với ghế da, dùng khăn mềm, xịt dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho chất liệu da, từ từ làm sạch từng khu vực ghế, đặc biệt là các phần rãnh bên dưới – khu vực dễ bám bụi nhưng ít khi chúng ta lưu ý tới.

Đối với ghế vải, nếu không dính vết bẩn, ố, chúng ta có thể vệ sinh khô bằng máy hút bụi. Trong trường hợp dùng nước tẩy rửa, phải đảm bảo làm khô hoàn toàn sau khi vệ sinh để tránh gây mùi ẩm mốc khó chịu.

 

Vệ sinh ghế ngồi bằng máy hút bụi

Bước 4: Vệ sinh bảng điều khiển, vô lăng

Đây là những vị trí mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất và cũng dễ bám bụi bẩn nhất. Để vệ sinh các bộ phận này, dùng khăn mềm, sạch, thấm dung dịch vệ sinh xe hơi và lau nhẹ lên bề mặt. Không xịt trực tiếp dung dịch lên các bộ phận để hạn chế những vết đốm xuất hiện làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

 

Vệ sinh vô lăng bằng khăn mềm

Bước 5: Vệ sinh nội thất ô tô qua lỗ thông hơi

Đối với lỗ thông hơi, để làm sạch, bạn dùng bàn chải lông mềm lau sạch các lỗ, kết hợp với bình khí nén để dễ dàng loại bỏ bụi bẩn.

Ngoài ra, bạn đừng quên vệ sinh sạch sẽ cốp xe bằng chổi lông mềm và máy hút bụi.

Kiểm tra lốp xe định kỳ

Chăm sóc xe hơi không dừng lại ở việc vệ sinh nội và ngoại thất của xe. Để đảm bảo xe luôn vận hành trong trạng thái tốt nhất, chúng ta cần kiểm tra áp suất lốp xe định kỳ.

Sau một thời gian di chuyển, đặc biệt nếu thường xuyên lái xe ở những đoạn đường gập ghềnh, nhiều ổ ga, xe rất nhanh bị mài mòn, thủng thậm chí đứt gãy dẫn đến tình trạng tiêu hao nhiều nhiên liệu, dễ bị lệch làn đường, tay lái. Vì vậy, hãy kiểm tra thường xuyên xem thông số về thời gian nên thay lốp mới, bơm áp suất vừa đủ cho lốp vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm nhiên liệu. Đặc biệt, kéo dài tuổi thọ lốp xe và giảm nguy cơ tai nạn.

 

Kiểm tra lốp xe định kỳ để đảm bảo an toàn

Kiểm tra dầu máy và các dung dịch cần thiết trong xe

Kiểm tra dầu máy động cơ là bước quan trọng khi chăm sóc xe hơi. Hãy kiểm tra dầu động cơ 2 tuần 1 lần để nắm được mức dầu và thêm khi cần thiết. Đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả vận hành của máy móc.

 

Kiểm tra dầu nhớt định kỳ

Ngoài ra, bạn cần tiến hành kiểm tra dầu hộp số, nước làm mát, dầu phanh… để đảm bảo không bị cạn dưới mức cho phép.